Các loài chuột phổ biến ở Việt Nam hiện nay

291

Có khi nào chỉ cần nghĩ đến chuột thôi mà bạn có cảm giác rùng mình đến tận xưởng sống không? Một số loài động vật gặm nhấm mà chúng ta không muốn xuất hiện ở bất cứ nơi đâu thì chúng lại hiện hữu mọi lúc mọi nơi và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Trong đó, loài côn trùng gặm nhấm gây nguy hại và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người nhiều nhất chính là loài chuột. Hiện nay, có 3 loài mà chúng ta thường xuyên gặp phải đó là chuột đen, chuột nâu và chuột nhà.

Chuột nâu

Hình dạng

  • Dài đến 40 cm, với đuôi ngắn hơn so với đầu và thân.
  • Nặng 350 – 500g.
  • Mũi to và ngắn, tai nhỏ và thân mình đậm hơn so với loài Chuột Đen (Rattus rattus).

 Vòng đời chuột nâu

  • 7 – 8 con mỗi lứa; 3 – 6 lứa/năm.
  • Thời kỳ mang thai kéo dài trong khoảng 3 tuần.
  • Hoàn thiện về giới tính sau 10 – 12 tuần từ khi sinh ra.

Tập quán

  • Thường sống trên cạn và trong hang, nhưng đôi khi cũng thấy chúng trèo.
  • Là loài duy nhất thấy xuất hiện trong các cống rãnh ở Việt Nam.
  • Thức ăn ưa thích là ngũ cốc.
  • Ăn khoảng 30g thức ăn mỗi ngày và uống 60ml

Chuột đen

Hình dạng

  • Dài 16 – 24 cm, với đuôi dài hơn so với đầu và thân.
  • Nặng 150 – 200g.
  • Mũi nhọn, tai lớn và thân mảnh hơn so với Chuột nâu (Rattus norvegicus).

Vòng đời của chuột đen

  • 5 – 10 con mỗi lứa; 3 – 6 lứa một năm.
  • Thời kỳ mang thai kéo dài khoảng 3 tuần.
  • Hoàn thiện về giới tính sau 12 – 16 tuần từ khi sinh ra.

Tập quán

  • Hiếm khi thấy ở Singapore.
  • Thường leo trèo, nhanh nhẹn, ít đào bới và ít khi ở ngoài trời.
  • Thức ăn ưa thích là các loại quả có nhựa.
  • Ăn khoảng 15g thức ăn mỗi ngày và uống 15ml.

Chuột nhà

Hình dạng

  • Dài 7 – 9.5cm với đuôi có độ dài tương đương.
  • Nặng 12 – 30g.
  • Chân và đầu chúng tương đối nhỏ và mắt & tai to khác với loài chuột nâu non (Rattus norvegicus).

Vòng đời và tập tính sinh sản

  • 4 – 16 con mỗi lứa; 7 – 8 lứa mỗi năm.
  • Thời kỳ mang thai khoảng 3 tuần.
  • Hoàn thiện về giới tính sau 8 – 12 tuần kể từ khi sinh ra.
  • Thường sống trên cạn và đào bới, nhưng thường leo trèo hơn.
  • Thức ăn ưa thích là ngũ cốc.
  • Ăn khoảng 3g thức ăn mỗi ngày và có thể sống mà không cần uống thêm nước. Chúng uống đến 3ml mỗi ngày nếu thức ăn quá khô.

Chuột đồng cổ vàng

Hình dạng

  • Con trưởng thành – chiều dài đầu thân: 95 đến 120 mm; đuôi dài 75 – 110mm. Nặng khoảng 14 đến 45g.
  • Có lông trên lưng màu nâu và phần dưới màu trắng với một dải màu vàng xung quanh vùng cổ.
  • Có tai lớn, mắt lồi và đuôi dài.

Vòng đời

  • Sinh sản từ tháng 4 đến tháng 10, thời kỳ mang thai kéo dài khoảng 25 hoặc 26 ngày.
  • Con non thôi bú hoàn toàn sau 18 ngày và thường bắt đầu sinh sản sau khoảng 1 năm sau khi sinh ra.
  • Hầu hết loài chuột này không sống lâu hơn 12 tháng.

Tập quán sinh hoạt và sinh sản của loài chuột đồng cổ vàng

  • Chúng có thể làm hư hỏng hay ăn thực phẩm tích trữ hoặc làm đứt dây diện.
  • Chúng thích sống ở những vùng rừng có tán lá lớn, trưởng thành và cư trú trên các hàng rào, vườn tược ở nông thôn và các tòa nhà.
  • Chúng thường xuyên xâm nhập vào các tòa nhà hơn là chuột gỗ (Apodemus sylvaticus).